Máy làm kem cứng tốt nhất

Kem là một trong những món tráng miệng đông lạnh được nhiều người ở mọi lứa tuổi yêu thích. Kem có thành phần từ tự nhiên, thành phần chính là sữa và đường và được pha thêm các hương vị khác nhau như socola, matcha, vani, dâu, sầu riêng, … Chính vì vậy, kem là món ăn giải khát rất hợp khẩu vị mọi người, nhất là trong những ngày hè nóng bức. Được thưởng thức một ly kem với hương vị yêu thích trong những ngày nóng nực là một điều tuyệt vời với bất kỳ ai.

Kem có 2 loại phổ biến là kem cứng, hay còn gọi là kem ký và kem mềm (kem tươi). Kem tươi chúng ta thường thấy và mua trực tiếp từ những chiếc máy làm kem tươi, mềm mịn, tan ngay trong miệng. Còn kem cứng thường có độ xốp và độ mềm vừa phải, được cấp đông trong khoảng thời gian nhất định trước khi có thể sử dụng.

Về hình thức và cách làm khác nhau nên kem cứng phải được làm bằng máy riêng biệt, thường gọi là máy làm kem cứng. Bên cạnh máy làm kem tươi, máy làm kem cứng tốt nhất cũng được tìm mua ngày càng nhiều, với nhu cầu kinh doanh tiệm kem hoặc làm kem ký bán.

Máy làm kem cứng hoạt động như thế nào?

Máy làm kem cứng hoạt động dựa trên 2 bộ phận chính là buồng cấp đông và quạt đảo. Buồng cấp đông được đặt nằm theo phương ngang, chính giữa có một trục xoay gắn với cánh quạt. Nguyên liệu làm kem sẽ được pha chế và đưa vào buồng thông qua một khay nhỏ. Sau đó, hệ thống sẽ tiến hành làm lạnh và cánh quạt sẽ đảo nguyên liệu kem liên tục cho đến khi hỗn hợp kem sệt lại. Cách này sẽ giúp kem được cấp đông nhưng vẫn giữ được độ xốp và không bị đông cứng lại. Sau khi kết thúc chu trình làm kem, bạn sẽ lấy kem ra khỏi máy và bỏ vào ngăn đông tủ lạnh để cấp đông.

Đặc điểm của máy làm kem cứng

Máy làm kem cứng

có một số đặc điểm khác biệt so với máy làm kem tươi, như là:

  • Sử dụng bột làm kem cứng
  • Nhiệt độ làm kem từ -12 °C đến -20 °C
  • Thời gian làm kem từ 30 tới 40 phút cho mỗi mẻ kem
  • Kem thành phẩm không dùng được ngay như kem tươi
  • Sau khi quá trình làm kem kết thúc, cần chiết toàn bộ kem thành phẩm ra hộp chứa và cấp đông ngay lập tức. Thời gian cấp đông khoảng 3 giờ là có thể dùng.

Phân loại máy làm kem cứng và máy làm kem cứng tốt nhất

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, các nhà sản xuất thường cho ra 2 dòng máy làm kem cứng, bao gồm máy để bàn và máy đứng.

Máy làm kem cứng để bàn

Máy làm kem cứng để bàn có ưu điểm là kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm không gian có thể đặt trên bàn hay quầy pha chế. Do đó loại máy này thường được các quán nhỏ khá ưa chuộng vì không chiếm nhiều không gian.

Với dòng máy để bàn này thì bạn có thể lựa chọn Máy làm kem cứng Goodfor G6.5. Tuy có thiết kế nhỏ gọn với kích thước chỉ 540*570*880 (mm) nhưng có công suất 1400W, với dung tích buồng lạnh là 6,5L, máy có thể làm ra 12-15 lít kem mỗi giờ.

Máy làm kem cứng Goodfor G6.5

Máy nén sử dụng gas R22/R404a cùng với hệ thống trục đảo chất lượng cao hoạt động mạnh mẽ và tiết kiệm điện. Ngoài ra, máy được trang bị bảng điều khiển điện tử tối giản giúp người dùng dễ dàng thao tác vận hành.

Máy làm kem cứng dạng đứng

Nếu bạn đang điều hành quán kem với quy mô lớn hơn, số lượng kem bán ra nhiều thì máy làm kem cứng dạng đứng sẽ là lựa chọn tối ưu. Máy làm kem đứng lớn hơn loại máy để bàn một chút, nhưng có chiều cao lớn hơn nhiều, thường ngang tầm thao tác của một người lớn. Tuy nhiên, chúng sẽ được trang bị 4 bánh xe cứng cáp giúp di chuyển tiện lợi.

Ngoài việc có kích thước lớn hơn, máy làm kem cứng dạng đứng cũng có công suất lớn hơn nhiều. Đơn cử như loại máy làm kem cứng Goodfor G15 có chiều cao 1,37m, trọng lượng lên tới 135kg. Với công suất 2000W cùng buồng cấp đông 15L, máy có thể cho ra 30 – 35L kem mỗi giờ. Tương tự, máy cũng sử dụng ga R22/R404a với trục đảo cao cấp giúp máy hoạt động bền bỉ và tiết kiệm điện năng.

Máy làm kem cứng Goodfor G6.5

Trên đây là một vài thông tin về loại máy làm kem cứng cũng như 2 loại máy làm kem cứng tốt cho bạn lựa chọn. Nếu có thắc mắc gì về loại máy này cũng như các sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ càng hơn nhé.